Điều chế Đồng(II)_cacbonat

Phản ứng có thể sẽ tạo ra CuCO3, như trộn dung dịch của đồng(II) sunfat CuSO4 và natri cacbonat Na2CO3 trong điều kiện tiêu chuẩn, thay vì một cacbonat kiềm và CO2, do các tính chất khác của các ion Cu2+ với hydroxit HO−.[2] Sự phân hủy nhiệt của cacbonat kiềm ở 1 atm tạo ra đồng(II) oxit CuO chứ không phải cacbonat.

Năm 1960, C. W. F. T. Pistorius tuyên bố điều chế bằng cách làm nóng đồng cacbonat đồng ở 180 °C trong hỗn hợp khí của cacbon đioxit CO2 (450 atm) và nước (50 atm) trong 36 giờ. Phần lớn sản phẩm thu được là tinh thể malachit, Cu2CO3(OH)2, nhưng một lượng nhỏ của một chất hình thoi, được tuyên bố là CuCO3[3]. Tuy nhiên, quá trình tổng hợp này chưa được thực hiện lại.[4]

Đồng(II) cacbonat thật sự đã được Hartmut Ehrhardt và những người khác tổng hợp và báo cáo lần đầu tiên vào năm 1973. Hợp chất này thu được dưới dạng một bột màu xám, bằng cách làm nóng đồng cacbonat trong khí CO2 (tạo ra bởi sự phân huỷ của bạc(I) oxalat (Ag2C2O4) tại 500 và 2 GPa (20.000 atm). Hợp chất đã được xác định là có cấu trúc tinh thể đơn nghiêng.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồng(II)_cacbonat http://www.nagra.ch/data/documents/database/dokume... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/B... http://chemapps.stolaf.edu/jmol/jmol.php?model=C(%... http://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/summary/summary.cg... http://www.commonchemistry.org/ChemicalDetail.aspx... //dx.doi.org/10.1002%2Fzaac.19744100207 //dx.doi.org/10.1007%2FBF02171142 https://books.google.com.vn/books?id=SJepeRehoTIC&... https://books.google.com.vn/books?id=j4pZAAAAYAAJ